Việc hâm nóng thức ăn không đúng cách sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ như thức ăn mất hết chất dinh dưỡng, ngộ độc thức ăn và thậm chí về lâu về dài còn có thể gây ra ung thư. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn hâm nóng thức ăn vừa đảm bảo an toàn vừa giữ được chất
Các cách đun nóng được ưu tiên hàng đầu
1. Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng
Đây là một trong những cách làm nóng món ăn nhanh và tiện lợi nhất. Tuy nhiên, muốn đảm bảo an toàn khi sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Chuyển thức ăn hâm nóng từ các hộp đựng thực phẩm sang vật đựng có chất liệu phù hợp với lò vi sóng. Dùng màng bọc nhựa để bọc bề mặt của vật đựng, chú ý không bọc quá chặt tay.
- Cho thức ăn vào lò và bật chế độ hâm nóng ở nhiệt độ cao khoảng một phút rồi tắt bếp. Mở lò, dùng muỗng hoặc đũa để kiểm tra nhiệt độ của phần thức ăn nằm chính giữa vật đựng (có thể sử dụng nhiệt kế để biết chính xác hơn nhiệt độ ở khu vực này). Thông thường, nhiệt độ ở khu vực trung tâm của món ăn phải đạt mức tối thiểu là 75 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp, bạn nên dùng muỗng hoặc đũa để đảo đều thức ăn và tiếp tục nấu thêm khoảng 30 giây nữa. Sau đó, kiểm tra lại để đảm bảo món ăn đã đạt được hâm nóng với nhiệt độ thích hợp.
- Mang găng tay hoặc dùng khăn để lấy hộp đựng thức ăn ra khỏi lò vì lúc này, cả vật đựng lẫn thức ăn đều rất nóng. Nếu không cẩn thận, bạn có thể bị bỏng.
2. Hâm nóng thức ăn bằng cách đun sôi
Kỹ thuật hâm nóng này được sử dụng cho những món ăn được giữ lạnh trong các túi nhựa có khóa kéo hoặc những hộp đựng thực phẩm có kích thước nhỏ. Việc hâm nóng sẽ được tiến hành như sau:
- Đổ nước vào ngập khoảng ½ chiếc nồi to. Đặt nồi lên bếp và bật lửa lớn để đun sôi nước.
- Cho các túi nhựa đựng thức ăn thừa (đã dán kín miệng túi) hoặc hộp đựng thức ăn vào trong nồi nước đang sôi và đun trong vòng từ 10 đến 15 phút. Chú ý nhẹ tay khi cho thức ăn vào nồi nước để nước sôi không bắn vào người.
- Sử dụng kẹp để lấy túi hoặc hộp đựng thức ăn ra ngoài, chờ khoảng 2 đến 5 phút cho nguội bớt thì trút thức ăn ra tô.
3. Hâm nóng thức ăn bằng lò nướng
Phương pháp hâm nóng thức ăn bằng lò nướng thường được sử dụng cho những món ăn đã được giữ lạnh trong tủ đông.
- Bật lò nướng để nóng đến khoảng 200 độ C. Cho thức ăn đã được đông lạnh vào khay nướng hoặc chiếc thố có độ sâu phù hợp và đặt chúng vào lò.
- Đun nóng thức ăn khoảng 10 phút rồi tắt lò nướng và kiểm tra lại nhiệt độ của thức ăn. Việc kiểm tra nhiệt độ có thể thực hiện thông qua những dụng cụ như đũa, muỗng, nĩa… nhưng tốt nhất bạn nên dùng nhiệt kế để biết chính xác nhiệt độ của thức ăn. Nhiệt độ cần thiết phải từ mức 75 độ C trở lên. Nếu thức ăn không đủ nóng, bạn cần cho chúng trở lại vào lò và tiếp tục hâm nóng thêm.
- Dùng găng tay để lấy khay nướng ra bên ngoài. Không che đậy thức ăn và nên dùng khi chúng vẫn còn nóng.
Hướng dẫn hâm nóng các món ăn cụ thể
1. Cơm nguội, xôi:
Đây chắc hẳn là các món ăn hàng ngày mà nhiều gia đình thường thừa lại sau mỗi bữa ăn, bỏ đi thì tiếc mà ăn lại cơm nguội thì không ngon. Trước khi hấm nóng cơm, xôi nên đánh tơi, cho 1 tí muối hoặc dầu ăn để hấp cơm được ngon hơn.
Cách nhanh nhất để hâm nóng lại cơm nguội và xôi mà không mất chất dinh dưỡng là cho vào lò vi sóng. Cơm nguội, xôi, các loại đậu đỗ, rất dễ khô cứng nếu hâm bình thường trong lò vi xóng, lúc này bạn nên vùi 1 viên đá lạnh nhỏ vào trong hoặc nhỏ vài dọt nước lên.
- Nếu không có lò vi sóng thì nồi cơm điện cũng là trợ thủ đắc lực giúp hâm nóng lại cơm và xôi một cách đơn giản. Bạn cho cơm, xôi ra tô rồi đổ nước vào vừa phải đặt khay hấp vào nồi cho tô cơm hoặc xôi vào bật nút cook đến khi nảy lên nấc trên khoảng 3-5 phút là cơm và xôi của bạn ngon như mới nấu.
- Hâm lại cơm nguội với cơm mới, đây cũng là cách mà nhiều người áp dụng. Với cách này bạn chỉ cầm chờ khi cơm sôi cạn nước, vớt 1 ít cơm mới cho bằng chỗ cơm nguôi, tưới 1 ít nước nóng và cho cơm nguội vào như nhân bánh sau đó bật bếp từ ở mức 5-6 trong 5-7 phút, hoặc bật lại nút cook với nồi cơm điện.
- Hâm nóng cơm nguội, xôi bằng xửng hấp: cho nước vào xửng hấp, cơm nguội, xôi vào tô đặt trên xửng, thả ít lá dứa hoặc lá cơm nếp vào cho thơm hâm nóng trên bếp từ từ 5 - 7 phút thấy cơm tơi khô là được.
2. Món canh, hầm hoặc món súp
Đối vưới các món như cháo, canh, hầm, món súp thường rất nhiều nước quý khách đặt nồi lên bếp từ để ở mức vừa phải tầm 3-4 hâm cho tới khi nóng đều sôi. Chú ý: Nên thêm 1 chút nước để không bị khô, cháy, mặn, quá đặc... do bay hơi mất quá nhiều nước. Không bật bếp từ ở mức quá cao gây vỡ, nát thức ăn mất đi độ ngon của thức ăn.
3. Các món nướng thịt như gà, vịt, sườn
Nếu như hâm nóng các thứ ăn này bằng cách nướng lại sẽ rất khô vậy phải làm cách nào? Đơn giản bạn chỉ cần áp chảo các món ăn này với nhiệt độ thấp củabếp từ, tránh để nhiệt độ quá cao gây cháy mặt mà bên trong vẫn còn nguội. Cho thịt lên 1 cái chảo, một lượng dầu ăn vừa đủ, nhiệt độ phải chăng mức 5-6 trên bếp từ là đủ, áp chảo mỗi mặt trong vòng 1-2 phút tùy thuộc vào độ dày của miếng thịt.Cho vào lò vi sóng, lò nướng ở 90-120 độ C trong vòng 10 - 15 phút với số lượng trung bình tăng giảm thời gian vào số lượng thức ăn nhiều ít.
4. Các món cá
Muốn cá ngon nhất, hãy thêm một thìa nước và xịt ít dầu lên cá, bọc cá trong một tờ giấy bạc. Cách này giúp duy trì độ ẩm cho món ăn. Sau đó, cho cá vào lò nướng và nướng ở nhiệt độ 120 độ C từ 20-30 phút hoặc tới khi miếng cá được nóng đều.Nếu không có lò nướng, bạn có thể áp chảo trong lửa vừa. Đầu tiên, đặt chảo lên bếp từ vừa cho chảo nóng, sau đó cho một ít dầu và cho cá vào áp chảo trên lửa nhỏ. Mỗi mặt cá áp chảo khoảng 2-3 phút.
5. Hâm nóng rau, củ quả nướng
Làm nóng rau củ quả nướng trong lò nướng một lần nữa giúp rau giòn và săn chắc hơn. Để hâm lại bạn chỉ việc trải đều rau ra khay nướng, xịt một ít dầu ô liu (hoặc dầu ăn thông thường) vào rau và nướng ở nhiệt độ 230 độ C trong khoảng 4 - 5 phút.Lưu ý đừng xếp các miếng rau gần nhau quá, bởi có thể khiến chúng tạo ra hơi nước, khiến rau không còn giòn. Khi nghe thấy tiếng xèo xèo, tức là việc hâm nóng rau của bạn đã có thể kết thúc.
6. Bánh Pizza
Đối với bánh pizza nếu bạn muốn bánh được giòn và không dai thì nên hâm nóng bằng lò nướng hoặc chảo trên bếp từ. Với lượng bánh lớn bạn bọc trong giấy nhôm rồi cho vào lò nướng. Nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C khoảng 3-5 phút hoặc đến khi phô mai bắt đầu nổi bong bóng.Hoặc nếu không có lò nướng, bạn có thể cắt pizza thành những miếng nhỏ và hâm nóng bằng chảo. Đặt chảo lên bếp ở lửa vừa trong một phút, sau đó cho pizza vào trong chảo từ có nắp, đậy nắp chảo, chờ khoảng 2-3 phút, bánh sẽ nóng đều và vỏ bánh giòn.
Với 6 mẹo này chắc hẳn quý khách sẽ không còn phải lo lắng về thức ăn nguội không ngon trong mùa đông sắp tới nữa, hâm nóng thức ăn và vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình. Nếu có bất kì thắc mắc hay khó khăn gì, có mẹo vặt hữu ích hãy chia sẻ với Bếp Việt và mọi người nhé!
LIKE and Share bài viết này:
:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét